Thuế Tài Nguyên Môi Trường Đất

Thuế Tài Nguyên Môi Trường Đất

Thuế tài nguyên là một loại thuế góp phần quan trọng vào sự vững mạnh của nguồn ngân sách quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú, các hoạt động khai thác cũng diễn ra sôi động. Bởi vậy các quy định về thuế tài nguyên được Chính phủ ban hành với mục tiêu quản lý và kiểm soát hoạt động khai thác được hiệu quả.

Thuế tài nguyên là một loại thuế góp phần quan trọng vào sự vững mạnh của nguồn ngân sách quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú, các hoạt động khai thác cũng diễn ra sôi động. Bởi vậy các quy định về thuế tài nguyên được Chính phủ ban hành với mục tiêu quản lý và kiểm soát hoạt động khai thác được hiệu quả.

Mặt hàng, lĩnh vực bị tính thuế tài nguyên

Căn cứ theo Luật Thuế tài nguyên 2009 và Thông tư 152/2015/TT-BTC thì mặt hàng, lĩnh vực bị tính thuế tài nguyên là toàn bộ các hành vi liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Chi tiết các loại tài nguyên thiên nhiên sau sẽ nằm trong danh sách chịu thuế:

Khái niệm thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên được phát sinh khi diễn ra hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là một loại thuế gián thu, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chịu thuế phải thực hiện nộp đầy đủ cho cơ quan quản lý Nhà nước.

So với các loại thuế khác, thuế tài nguyên có một số đặc điểm riêng biệt sau:

Đối tượng nộp thuế tài nguyên

Người nộp thuế tài nguyên được quy định cụ thể trong một số trường hợp sau:

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản: người nộp thuế là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Người nộp thuế là các doanh nghiệp liên doanh khai thác

Trong trường hợp cả bên Việt Nam và nước ngoài cùng tham gia hợp tác kinh doanh khai thác thì 2 bên phải có trách nhiệm xác định cụ thể người nộp thuế trong hợp đồng hợp tác.

Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công mà trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên.

Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nước từ công trình thủy lợi

Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ thì tổ chức giao bán sẽ là người phải kê khai và nộp thuế.

Thuế tài nguyên được tính như thế nào

Thuế tài nguyên được xác định phụ thuộc vào sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

Thứ hai, xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

Trường hợp mức thuế tài nguyên được cơ quan nhà nước ấn định mức đóng trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

Phân biệt thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường

– Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên sau khi được truy thu vào ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng với mục đích bảo vệ, phục hồi và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia.

– Thuế bảo vệ môi trường: dùng để bù đắp cho các hoạt động chi tiêu xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo môi trường sống thân thiện và an toàn cho công dân.

– Các mặt hàng, lĩnh vực chịu Thuế tài nguyên: Chi tiết tại mục 2 của bài viết.

– Các mặt hàng, lĩnh vực chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:

Nhóm 1: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; Nhiên liệu bay; Dầu diezel; Dầu hỏa; Dầu mazut; Dầu nhờn; Mỡ nhờn.

Nhóm 2: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến Than đá (Than nâu; Than an-tra-xít; Than mỡ; Than đá khác)

Nhóm 3: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (Dung dịch HCFC)

Nhóm 4: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

Nhóm 5: Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

– Thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên. Được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên.

– Thuế bảo vệ môi trường chỉ điều tiết một lần vào khâu đầu tiên hình thành nên hàng hóa chịu thuế trên thị trường nội địa.

– Đối với thuế tài nguyên: Đối tượng nộp thuế được nêu rõ tại mục 3 của bài viết.

– Đối với thuế bảo vệ môi trường: các tổ chức, cá nhân có hành vi nhập khẩu hoặc sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.

Căn cứ theo hệ thống pháp luật Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp sẽ phải có trách nhiệm đóng nộp đầy đủ rất nhiều loại thuế. Bởi vậy công việc của một kế toán Thuế trong doanh nghiệp rất phức tạp và quan trọng. Việc áp dụng phương pháp tính toán và xử lý thủ công sẽ tồn động nhiều sai phạm gây ra những tổn thất nghiêm trọng về tài chính và thời gian. Hiện nay hầu hết doanh nghiệp đều lựa chọn giải pháp ứng dụng một phần mềm kế toán phù hợp để hỗ trợ cho công việc Kế toán thuế đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong bối cảnh lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 37% (310 – 315 tỷ m3/năm), nhưng sử dụng còn lãng phí, thách thức về an ninh nguồn nước đang là vấn đề lớn, theo đánh giá của Chính phủ.

Tiếp tục phiên họp thứ 10, sáng 25/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo này,

Một trong những điểm khá mới của báo cáo này là Chính phủ đã chỉ ra hạn chế trong sử dụng tài nguyên nước còn lãng phí, hiệu quả còn thấp so với các nước trong khu vực, nhất là trong nông nghiệp.

Nhu cầu về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất tăng nhanh, nguy cơ xảy ra khô hạn, thiếu nước cục bộ xảy ra thường xuyên hơn ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất ở nhiều vùng, địa phương, báo cáo đánh giá.

Theo Chính phủ, tình trạng vi phạm quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng tài nguyên nước vẫn còn xảy ra. Kết quả qua thanh tra, kiểm tra của ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2021 đối với 183 tổ chức, cá nhân; phát hiện 40% số đối tượng được thanh tra, kiểm tra có hành vi vi phạm, như: không có giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước, vi phạm các nội dung trong giấy phép đã cấp…, đã xử phạt vi phạm hành chính 70 tổ chức, cá nhân, số tiền trên 4 tỷ đồng.

Lãng phí đất đai xảy ra ở nhiều nơi

Vẫn trong phạm vi quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, với đất đai, báo cáo nêu rõ tình trạng lãng phí đất đai được quan tâm chỉ đạo, rà soát, xử lý, đã thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi đất với diện tích 16.000 ha, yêu cầu đưa vào sử dụng gần 53.000 ha, chấm dứt chủ trương đầu tư 7.700 ha.

Năm 2021 cũng công tác quản lý nhà nước về giá đất cũng được tăng cường, chấn chỉnh tình trạng giá đất ở một số địa phương, khu vực tăng đột biến gây hiện tượng sốt ảo ảnh hưởng đến điều hành phát triển kinh tế xã hội và triển khai các dự án đầu tư. Chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện tốt việc xác định giá đất cụ thể để giao đất, cho thuê đất, đặc biệt là giá đất khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng. Nguồn thu từ đất năm 2021 đạt 172.250 tỷ đồng, chiếm 15,2% tổng thu ngân sách nội địa, cao gấp 3,5 lần năm 2015.

Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá, vẫn còn tình trạng lãng phí đất đai như: đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Khiếu kiện về đất đai vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Đáng chú ý là vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi: năm 2021 ngành tài nguyên và môi trường thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất đối với 1.205 tổ chức, cá nhân, phát hiện 35% đối tượng được thanh tra, kiểm tra có vi phạm, chủ yếu là sử dụng đất không đúng mục đích; không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm; lấn chiếm đất đai; chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, thủ tục hành chính về đất đai… đã xử phạt vi phạm hành chính 212 tổ chức, cá nhân với số tiền 14.072 triệu đồng, kiến nghị truy thu 15 tỷ đồng tiền sử dụng đất, thu hồi 31 ha đất; một số địa phương qua thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai kiến nghị xử lý 1.442,67 ha đất (trong đó thu hồi 392,62 ha đất), xử phạt 3,39 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Cổ phần hóa, thoái vốn vẫn ì ạch

Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, một hạn chế cũ tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội.

Đó là, năm 2021 không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Chỉ có 4 doanh nghiệp cổ phần hóa (3 doanh nghiệp phụ thuộc thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển chè Nghệ An), với tổng giá trị doanh nghiệp là 333 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 196 tỷ đồng.

Nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 1.404 tỷ đồng…

Nguyên nhân sự ì ạch trên được cho là do nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp còn chưa cao, chưa quyết liệt, công tác chuẩn bị cổ phần hóa, thoái vốn chưa tốt; chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa, thoái vốn.

Mặc dù, dệ thống cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành đầy đủ; kịp thời được sửa đổi, bổ sung làm cơ sở để các doanh nghiệp triển khai thực hiện công tác cổ phần hóa, thoái vốn.

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Nội dung này cũng sẽ được gửi Quốc hội tại kỳ hop thứ ba (tháng 5/2022).

Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Giấy phép xuất bản số 100/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 18/02/2022

Phó tổng biên tập phụ trách báo điện tử: Lê Xuân Dũng

Phó tổng biên tập: Lý Thị Hồng Điệp