10 Công ty có thị phần môi giới chứng khoán lớn nhất sàn HOSE (Hình từ internet)
10 Công ty có thị phần môi giới chứng khoán lớn nhất sàn HOSE (Hình từ internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 213 Nghị định 155/2020/ NĐ-CP thì chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;
- Có trình độ từ đại học trở lên;
- Có trình độ chuyên môn về chứng khoán;
- Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp. Người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài phải đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam.
- Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm: chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chứng chỉ phân tích và đầu tư chứng khoán, chứng chỉ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc chứng chỉ tương đương.
Quý 3-2023, nhiều công ty chứng khoán báo lãi tăng bằng lần - Ảnh: BÌNH KHÁNH
Ở vị trí thứ nhất bảng xếp hạng vẫn là cái tên quen thuộc VPS với 19,9%, bỏ xa công ty chứng khoán "top" 2 là SSI với 10,5%.
VnDirect (VNDS), Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), Chứng khoán MB (MBS), HSC, Mirae Asset (MAS), Vietcap, KIS Việt Nam, VCBS lần lượt ở các vị trí tiếp theo.
Bảng xếp hạng 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất trên HoSE.
Cuộc đua thị phần môi giới chứng khoán khá gay cấn. Từ vị trí ngoài top 10, VPS mất vài năm để "soán ngôi vương" của SSI ở quý 1-2021 với 13,2%. Sau 11 quý liên tiếp đầu bảng, đến nay thị phần VPS đã thêm gần 7%.
Tuy nhiên thị phần lớn chưa hẳn đi kèm với lợi nhuận cao. Báo cáo tài chính quý 3-2023 vừa công bố cho thấy quán quân thị phần VPS có lợi nhuận xếp sau đáng kể so với quán quân lợi nhuận TCBS dù thứ hạng cách xa.
Cụ thể quý 3 lãi sau thuế VPS đạt 266 tỉ đồng bị "bỏ" cách khá xa so với các đối thủ còn lại SSI (710 tỉ đồng), VNDS (636 tỉ đồng), TCBS (914 tỉ đồng)...
Về tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ, trong khi VPS đi ngang quý này thì VnDirect có mức tăng gấp 6,8 lần cùng kỳ, đạt 636 tỉ đồng. Tiếp đến là KIS đạt 143 tỉ đồng, gấp 6,2 lần; SSI gấp hơn 2 lần...
Thị trường tốt, lãi sau thuế 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất quý 3-2023 đều tăng so với cùng kỳ - Dữ liệu: BCTC quý 3-2023.
Nếu tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, SSI lại "vô địch" về lãi sau thuế khi đạt 1.780 tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. TCBS áp sát với 1.690 tỉ đồng lãi, giảm gần 23%.
Còn VPS đạt 466 tỉ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ và thấp hơn số lãi sau thuế 495 tỉ đồng mà HSC (thị phần xếp thứ 6) đạt được.
Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2023, ngoài SSI, KIS, VCBS có tăng trưởng dương, còn lại các công ty khác đều đi lùi - Dữ liệu: BCTC quý 3-2023
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo một công ty chứng khoán cho biết thị phần môi giới là một tiêu chí quan trọng.
Để cạnh tranh thị phần, mỗi công ty có chiến lược riêng. Có đơn vị cạnh tranh bằng phí rẻ hoặc miễn phí, phát triển cộng tác viên, đội ngũ môi giới rất mạnh, chia hoa hồng cao...
"Công ty nào hướng mạnh về thị phần thì chấp nhận phải hy sinh về lợi nhuận", vị này nói.
"Soi" cơ cấu doanh thu VPS trong quý 3-2023, nghiệp vụ môi giới chứng khoán là nguồn thu chủ yếu với 953 tỉ đồng nhưng chi phí cho mục này cũng lên tới 743 tỉ đồng. Biên lợi nhuận hơn 20% vẫn là khá mỏng so với nhiều đối thủ.
Như tại TCBS, doanh thu môi giới chứng khoán đạt 147 tỉ đồng, nhưng chi phí cho nghiệp vụ này hơn 62 tỉ đồng, biên lợi nhuận gộp khoảng 57%.
Số dư tiền gửi khách hàng công ty chứng khoán tính đến cuối quý 3-2023 đạt khoảng 77.000 tỉ đồng, chủ yếu là tiền do công ty chứng khoán quản lý. Trong đó, top 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất trên HoSE chiếm khoảng 70%.
VPS tiếp tục là công ty có số dư tiền gửi khách hàng khủng nhất với 19.620 tỉ đồng thời điểm cuối quý 3-2023, tăng hơn 1.600 tỉ đồng so với cùng kỳ.
Có thị phần lớn nhất không chỉ trên HoSE mà các sàn còn lại, do vậy lượng tiền gửi khách hàng VPS cao chót vót là dễ hiểu.
Lượng tiền của khách hàng tại top 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất - Dữ liệu: BCTC quý 3-2023.
Các vị trí tiếp theo thuộc về VnDirect và SSI với số dư tiền gửi của khách hàng lần lượt là 6.777 tỉ đồng và 5.313 tỉ đồng, đều tăng mạnh so với cùng kỳ.
Thị trường những tháng quý 3 tăng tốt, nhu cầu vay ký quỹ (margin) của các nhà đầu tư cũng tăng lên.
Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý 3-2023 của 40 công ty chứng khoán, tổng dư nợ cho vay ký quỹ thời điểm cuối tháng 9-2023 ở mức hơn 155.000 tỉ đồng, tăng hơn 12.000 tỉ đồng so với cuối quý 2-2023.
Trong đó, top 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn quý 3 trên HoSE chiếm hơn 96.000 tỉ đồng, tức hơn 60%. 6 công ty có số dư nợ vượt ngưỡng 10.000 tỉ đồng gồm: SSI, VPS, VnDirect, HSC, TCBS, Mirae Asset.
Dư nợ cho vay margin tại 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất thời điểm cuối tháng 9-2023 - Dữ liệu: BCTC quý 3-2023.
Đứng đầu về cho vay margin toàn thị trường tính đến tháng 9-2023 là SSI với dư nợ cho vay đạt 15.269 tỉ đồng, riêng cho vay margin đạt hơn 14.713 tỉ đồng, tăng thêm hơn 1.600 tỉ đồng so với thời điểm cuối quý 2-2023.
Trong quý II/2023, Công ty chứng khoán VPS tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng, chiếm 19,01% thị phần giao dịch môi giới, tăng 3,34 điểm phần trăm so với quý I/2023.
Vị trí á quân thuộc về Công ty chứng khoán SSI với 10,22% thị phần, giảm 1,31 điểm phần trăm so với quý trước. Vị trí số 3 vẫn thuộc về Công ty chứng khoán VNDirect, chiếm 7,27%, tăng 0,47 điểm phần trăm so với quý I/2023.
Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương
Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)
Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap
Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Vị trí thứ 4 có sự thay đổi với sự vươn lên của Công ty chứng khoán Kỹ thương, chiếm 5,47% thị phần. Trong quý trước, công ty chứng khoán này chỉ chiếm 4,35% thị phần, đứng ở vị trí số 8.
Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS) tiếp tục nắm giữ vị trí số 5 với 5.16% thị phần, quý trước chiếm 5.9%. Trong quý II này, top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất HOSE chiếm 68,08%, cao hơn so với quý trước là 66,76%.
Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2023, Công ty chứng khoán VPS vẫn là công ty chứng khoán dẫn đầu danh sách về thị phần môi giới lớn nhất HOSE với tổng thị phần 17,65%.
Công ty chứng khoán SSI đứng thứ 2, chiếm 10,76% thị phần. Xếp sau là Công ty chứng khoán VNDirect, chiếm 7,08% thị phần.
Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT
Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
Công ty Cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương
Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap
Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Tổng thị phần môi giới của top 10 công ty chứng khoán chiếm 67,54% trong nửa đầu năm 2023. Theo số liệu thống kê từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 88 công ty chứng khoán đang hoạt động.