Kì thi lớp 9 vào 10 THPT là một kì thi quan trọng. Vì vậy phần lớn các em học sinh đặt ra câu hỏi “em yếu văn vậy làm sao có thể đạt được điểm 6,7” Để đạt được điểm 6,7 trong kì thi ôn luyện 9 vào 10 THPT không phải là quá khó, nhưng học cần có phương pháp.
Kì thi lớp 9 vào 10 THPT là một kì thi quan trọng. Vì vậy phần lớn các em học sinh đặt ra câu hỏi “em yếu văn vậy làm sao có thể đạt được điểm 6,7” Để đạt được điểm 6,7 trong kì thi ôn luyện 9 vào 10 THPT không phải là quá khó, nhưng học cần có phương pháp.
Khi học môn Ngữ Văn, mỗi tác phẩm Văn học đều sẽ được giáo viên phân tích kỹ lưỡng dưới nhiều góc độ khác nhau để tìm ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Đây cũng chính là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh hiểu được những điều mà tác giả gửi gắm bên trong tác phẩm. Chính vì thế các em cần học thuộc nhanh các ý phân tích này để từ đó sử dụng ngôn từ và những góc nhìn của mình để tạo nên một bài Văn nghị luận về tác phẩm đó.
Các em nên tham khảo cấu trúc đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.
Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng…
Các em cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…
Ví dụ: Cấu trúc đề thi của bộ GD&ĐT sẽ thường có hai phần: phần đọc hiểu và phần làm văn. Phần đọc hiểu thường là những câu hỏi nhận biết, thông hiểu có liên quan tới tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, nhận biết các phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ….cụ thể đề thi sẽ cho các em một đoạn văn và các em dựa vào đoạn văn đó để trả lời.
Phần 2 là phần văn bản nghị luận xã hội hoặc nghị luận về văn học, những vấn đề có liên quan tới chương trình sách giáo khoa hoặc ngoài đời sống xã hội ( vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên trong “Lặng lẽ sapa” của Nguyễn Thành Long hay tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân)
Ngữ Văn là một trong những môn học chính mà các em học sinh sẽ được học trong suốt chương trình giáo dục tại trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây cũng là môn thi bắt buộc trong các kỳ thi tốt nghiệp và kì thi chuyển cấp hàng năm. Chính vì thế dù các em học sinh theo khối tự nhiên hay xã hội đều cần chú trọng học tốt môn học này.
Dù học sinh theo khối tự nhiên hay xã hội đều cần chú trọng học tốt môn Văn
Khi học Ngữ Văn, các em sẽ được tiếp cận và tìm hiểu nhiều tác phẩm Văn học nổi tiếng của cả các tác giả trong nước và ngoài nước, từ đó hiểu thêm về các nét đẹp Văn hóa, lịch sử và ngôn từ.
Cũng giống như những môn học khác, môn Ngữ Văn cũng đòi hỏi các em học sinh phải ghi nhớ một lượng lớn kiến thức như các bài thơ, nội dung chính của một bài Văn hay thông tin về tác giả, tác phẩm đó… đây sẽ là những kiến thức nền tảng giúp các em có thể sáng tạo và đưa ra những phân tích đa dạng hơn về một tác phẩm Văn học dưới góc nhìn của bản thân mình.
Đối với môn Văn, không bắt buộc các em học sinh phải học thuộc lòng tất cả các nội dung mà các em chỉ nên học thuộc nhanh các ý phân tích chính để tạo nên góc nhìn của riêng mình. Vì thế hãy học thuộc môn Văn một cách thông minh và có chọn lọc.
Các giám khảo chấm bài thi cũng phải so sánh giữa hệ thống ý của bài văn và hệ thống ý mà Bộ GD&ĐT đề ra trong đáp án và biểu điểm chấm thi để cho điểm. Vì vậy, khi học văn, các em cần tránh học vẹt, mà nên học theo ý (theo luận điểm). Cần nhớ số lượng ý lớn, ý nhỏ trong từng bài, từng đề, rồi mới nhớ nội dung của từng ý, từng luận điểm. Học theo ý, mới có thể dễ nhớ, nhớ lâu và sâu sắc.
Giống như quá trình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua 3 bước là HIỂU – NHỚ – VẬN DỤNG. Muốn vận dụng được kiến thức đã học vào bài làm văn, cần phải nhớ và hiểu được những kiến thức ấy.
Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20 – 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học, nhất là hệ thống ý lớn, ý nhỏ. Sau đó mới mở sách ra kiểm tra lại. ý nào mình chưa nhớ được thì cần phải học ngay.
Các em nên đọc tác phẩm và học văn vào sáng sớm, khi đọc, nên đánh dấu lại những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ mà mình cho là quan trọng, hoặc thấy hay, thấy có ý nghĩa và xúc động, đồng thời ghi nhớ luôn các chi tiết ấy vào não để vận dụng lại vào bài viết sau này.
Các em nên tập trung vào các nhóm tác phẩm sau
Nhóm 1: Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Nhóm 2: Quan niệm về người anh hùng trong xã hội xưa: Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
Nhóm 3: Hình ảnh người lính – tình đồng chí: Đồng chí của Chính Hữu, bài thơ về tiểu đội xe không kinh của Phạm Tiến Duật, ánh trăng của Nguyễn Duy.
Nhóm 4: Sức sống của thiên nhiên đất nước: Mùa xuân nho nhỏ, sang thu, đoàn thuyền đánh cá.
Nhóm 5: Tình yêu nước, yêu quê hương, tình cảm gia đình: Nói với con, mây và song, bếp lửa, con cò, viếng lăng Bác, khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, làng, lặng lẽ sapa, những ngôi sao xa xô, chiếc lược ngà.
Sau khi tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm, cần phải phát hiện được những nét độc đáo của tác phẩm này so với tác phẩm khác, những nét chung của tác phẩm trong nhóm.
Ví dụ: Cùng nói về hình ảnh người lính – tình đồng đội, đồng chí nhưng Đồng chí của Chính Hữu và bài thơ vê tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật lại có những điểm cảm nhận khác nhau và riêng biệt.
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sáu sắc. Tình đồng chí thiêng liêng hòa quyện với tình cảm giao tiếp khi lí tưởng chiến đấu đã rực sáng trong tâm hồn.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồn nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính” đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
Một tác phẩm Văn học có thể có độ dài đến hàng ngàn từ, vì thế cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất đó chính là tóm tắt những nội dung chính. Sau khi học một tác phẩm Văn học, hãy dành ra 15 phút để tự tóm tắt toàn bộ nội dung của tác phẩm đó. Để nhớ lâu hơn, bạn cũng có thể ghi những tóm tắt đó ra giấy rồi gạch chân những ý chính hoặc các từ khóa quan trọng để tạo nên mối liên hệ giữa các chuỗi sự kiện xảy ra trong tác phẩm đó.
Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp ghi nhớ khoa học và vô cùng hiệu quả. Đây cũng là một cách học thuộc lòng Văn nhanh nhất được nhiều bạn học sinh áp dụng. Thay vì ghi nhớ thông qua những con chữ, bạn hãy mô tả lại các nội dung cần ghi nhớ dưới dạng hình ảnh, từ khóa ngắn và theo dạng sơ đồ hình cây để giúp bộ não ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
Trên đây là một số cách học thuộc văn nhanh giúp bạn hiểu sâu nhớ lâu được Sigma Books tổng hợp và chia sẻ từ những học sinh, giáo viên dạy Văn giàu kinh nghiệm. Hi vọng với những chia sẻ này, các em sẽ tìm được phương pháp học phù hợp nhất để có thể học nhanh, nhớ lâu và chinh phục thành công môn Ngữ Văn.