Một trong những yếu tố rất quan trọng khi làm tờ khai hải quan các mặt hàng xuất nhập khẩu là điền đúng mã loại hình. Tuy nhiên, các trường hợp áp dụng của từng loại mã sẽ ứng với từng loại hàng hóa, quy trình và cả loại hình doanh nghiệp nên để sử dụng đúng và chính xác sẽ gây ra nhiều khó khăn cho những người mới làm quen với công việc khai báo hải quan.
Một trong những yếu tố rất quan trọng khi làm tờ khai hải quan các mặt hàng xuất nhập khẩu là điền đúng mã loại hình. Tuy nhiên, các trường hợp áp dụng của từng loại mã sẽ ứng với từng loại hàng hóa, quy trình và cả loại hình doanh nghiệp nên để sử dụng đúng và chính xác sẽ gây ra nhiều khó khăn cho những người mới làm quen với công việc khai báo hải quan.
Vì thời hạn làm thủ tục hải quan có thể lên đến 15 ngày nên am hiểu các mã cũng sẽ giúp quá trình xuất nhập khẩu thuận tiện, đúng quy trình, tiết kiệm nhiều thời gian cho doanh nghiệp hơn. Ngoài ra, để việc sử dụng mã loại hình phù hợp và chính xác, bạn cần phải lưu ý những điều sau:
Mã B12 có hiệu lực khi hàng hóa đã tạm xuất theo mã loại hình G61, tức là trước đó đã tạm xuất hàng hóa ra nước ngoài, vào khu phi thuế quan, từ khu phi thuế quan ra nước ngoài theo chế độ tạm; ngoài ra còn có những trường hợp các mặt hàng tạm xuất của những cá nhân được nhà nước cho miễn thuế, các loại mặt hàng như dụng cụ, hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…).
Để quá trình xuất khẩu dễ dàng hơn, khi điền tờ khai với mã B11, Giaonhan247 khuyến khích bạn nên lưu ý:
Mã loại hình xuất nhập khẩu là một chỉ tiêu quan trọng trong tờ khai hải quan, khi người khai hải quan khai sai chỉ tiêu này thì tờ khai sẽ bị hủy. Các mã loại hình đang được cập nhập trên hệ thống VNACCS và hiện tại đã được rút gọn còn 40 mã loại hình cơ bản. Để xác định đúng mã loại hình xuất nhập khẩu bạn cần nắm rõ hai yếu tố:
Và mã xuất nhập khẩu được chia cụ thể theo các hình thức sau:
Với những trường hợp dưới đây, chúng ta sẽ sử dụng mã loại hình xuất khẩu B13
Khi có mục chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử, hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai thì phải chú ý rằng trong giấy phải khai chính xác, trung thực về số tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu trước đây. Ngoài ra, khai rõ ràng “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu theo quy định”.
Xem thêm: Tìm hiểu mã G21, G22, G23, G24, G51, G61 là loại hình gì?
Address: 131/6 Đường số 8, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phan Thị Thương Thương - Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Assistant Logistics Manager Công ty TNHH TATA Coffee Việt Nam, giảng viên Khóa học Xuất nhập khẩu, Khóa học Khai báo Hải quan & Báo Cáo Quyết toán Hải quan Chuyên sâu tại Lê Ánh.
Mã loại hình là phần nội dung quan trọng khi làm tờ khai, nó sẽ quyết định rất nhiều đến những nội dung khác trên tờ khai nên việc xác định mã loại hình là điều bắt buộc khi bạn truyền tờ khai trên phần mềm VNACCS-ECUS.
Bạn có thể theo dõi bảng mã loại hình mới nhất được chúng tôi cập nhật ngay dưới đây.
Để thực hiện thống nhất việc khai báo đối với chỉ tiêu mã loại hình trên Hệ thống VNACCS cũng như mã loại hình xuất nhập khẩu khi thực hiện thủ tục khai trên tờ khai hải quan giấy khi triển khai thực hiện theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư 39/2018/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT_BTC của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng.
Trên tờ khai hải quan, ngay phần đầu tiên xuất hiện mục mã loại hình, với những lô hàng xuất nhập khẩu theo loại hình kinh doanh thông thường (A11 hay B11) thì có lẽ khá đơn giản. Nhưng khi gặp những loại hình khác, nếu không tra cứu cẩn thận, bạn rất có thể bị nhầm lẫn, dẫn đến phải hủy hoặc truyền sửa tờ khai hải quan.
Vì vậy, để xác định được mã loại hình xuất nhập khẩu, bạn cần căn cứ vào 2 yếu tố:
Dưới đây là bảng mô tả các loại mã loại hình, khi khai hải quan trên phần mềm điện tử, bạn hãy lựa chọn mã loại hình đúng nhất theo mô tả dưới đây. khóa học kế toán thực hành
Danh sách mã loại hình nhập khẩu được liệt kê trong bảng sau:
Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu)
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập;
Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu)
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; doanh nghiệp nội địa nhập kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập kinh doanh tại chỗ.
Lưu ý: Trường hợp nhập theo quyền nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sử dụng mã A41
Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42.
Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại
Sử dụng trong trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại gồm trả lại để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất sang nước thứ ba của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX.
Lưu ý: Trường hợp nhập khẩu để tái chế, tái xuất sang nước thứ 3, cơ quan Hải quan tổ chức theo dõi để xử lý theo quy định hoặc thực hiện theo chế độ tạm.
Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).
Sử dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa được ân hạn thuế hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt sau đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, hoặc không được ân hạn. Trừ trường hợp hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập sử dụng mã A21
Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài
Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX.
Nhập tạo tài sản cố định của DNCX
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu tạo tài sản cố định của DNCX (bao gồm cả nhập từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác).
Nhập nguyên liệu của DNCX từ nội địa
Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu từ nội địa.
Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài. Nguyên liệu thực hiện hợp đồng gia công có thể nhập theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu; sử dụng cả trong trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX.
Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang
Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ.
Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư có thể nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài
Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế
Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu.
Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập lại sản phẩm sau khi đưa nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công (bao gồm trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận lại sản phẩm thuê DNCX gia công)
Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất
Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn
- Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;
- Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;
- Tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.
- Nhập khẩu máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;
- Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội trợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.
Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập kệ, giá, thùng, lọ … theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng.
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm trường hợp hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…)
Lưu ý: Người khai hải quan thực hiện khai theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan
Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
Bao gồm hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế (bao gồm hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế).
»» Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
Danh sách mã loại hình xuất khẩu được liệt kê trong bảng sau:
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX theo hợp đồng mua bán và trường hợp thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (bao gồm cả quyền kinh doanh của DNCX).
Lưu ý: Trường hợp hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, SXXK, sản phẩm của DNCX thì khai báo theo mã loại hình riêng.
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa nay quyết định bán, tặng… hàng hóa này ở nước ngoài (không tái nhập về Việt Nam).
Lưu ý: Sử dụng trong trường hợp hàng hóa đã tạm xuất theo mã loại hình G61
- Hàng nhập khẩu của các loại hình phải trả lại (gồm tái xuất để trả lại cho khách hàng nước ngoài; tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan);
- Hàng hóa là nguyên phụ liệu dư thừa của hợp đồng gia công xuất trả bên đặt gia công ở nước ngoài;
- Hàng hóa là máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế xuất, máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài.
Sử dụng trong trường hợp xuất khẩu sản phẩm của DNCX bao gồm cả trường hợp xuất ra nước ngoài và xuất vào nội địa.
Lưu ý: Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ
Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài
Sử dụng trong trường hợp xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài. Bao gồm cả trường hợp xuất sản phẩm tự cung ứng nguyên liệu và trường hợp doanh nghiệp nội địa xuất trả sản phẩm gia công cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
Lưu ý: Trường hợp xuất vào DNCX, khu PTQ phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ
Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác
Sử dụng trong trường hợp chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, không bao gồm việc chuyển thiết bị, máy móc (thiết bị máy móc khai báo theo chế độ tạm, khi chuyển sử dụng G23).
Lưu ý: Trường hợp này phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ.
Xuất sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa
Sử dụng trong trường hợp xuất sản phẩm gia công cho đối tác nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, bao gồm cả trường hợp xuất khẩu sản phẩm gia công chuyển tiếp.
Lưu ý: Trường hợp này phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ.
Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu
Sử dụng trong trường hợp: Xuất sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam, xuất sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu gửi kho bảo thuế).
Lưu ý: Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ.
Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam xuất nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công.
Trường hợp xuất khẩu máy móc thiết bị theo dõi bằng chế độ tạm G61.
Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
Sử dụng trong trường hợp khi tái xuất hàng kinh doanh TNTX đã tạm nhập theo mã G11 (bao gồm hoán đổi xăng dầu tái xuất).
Lưu ý: Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX
Tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn
Sử dụng trong trường hợp hàng hóa là máy móc, thiết bị đã tạm nhập theo mã G12, khi hết thời hạn thuê, kết thúc dự án phải tái xuất.
Lưu ý: Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan.
Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX
Tái xuất miễn thuế hàng tạm nhập
Sử dụng trong trường hợp tái xuất hàng hóa đã tạm nhập sử dụng mã G13.
Sử dụng trong các trường hợp tái xuất nhập kệ, giá, thùng, lọ … theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng đã tạm nhập theo mã G14.
Sử dụng trong trường hợp tạm xuất hàng hóa ra nước ngoài, vào khu PTQ, từ khu PTQ ra nước ngoài theo chế độ tạm. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…).
Lưu ý: Người khai hải quan thực hiện khai theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Sử dụng trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu ra nước ngoài hoặc vào thị trường nội địa.
Lưu ý: Khi xuất vào thị trường nội địa phải khải chỉ tiêu thông tin tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ.
Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người xuất cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người xuất cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế.
Lưu ý: Người khai hải quan thực hiện khai theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Để được hỗ trợ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu - logistics bạn có thể tham gia group sau: https://www.facebook.com/groups/giadinhxuatnhapkhaulogistics.
Đây là Group cộng đồng, quy tụ số lượng lớn những người làm nghề, cùng chia sẻ, hướng dẫn nhau về kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Group này cũng có sự hỗ trợ chuyên môn của các giảng viên tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh.
Trên đây là tổng hợp các mã loại hình xuất nhập khẩu. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng tra cứu và áp mã loại hình phù hợp khi thao tác các nghiệp vụ xuất nhập khẩu!
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM
Tổng cục Hải quan vừa mới ban hành Quyết định 1357/QĐ-TCHQ về Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/6/2021 và thay thế Công văn 2765/TCHQ-GSQL ngày 1/4/2015 của Tổng cục Hải quan về mã loại hình xuất nhập khẩu trên hệ thống VNACCS.
Công văn 2765/TCHQ-GSQL qua thời gian thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc cần phải ban hành bảng mã loại hình mới thay thế. Ví dụ cần tách một số hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu để làm rõ một số mã loại hình phục vụ cho công tác thống kê; theo dõi xuất nhập khẩu tại chỗ, mã chế độ riêng. Mã A11, A12 cần phân loại rõ theo mục đích sử dụng của hàng hóa; mã A31 cần phân loại mục đích nhập khẩu trở lại để áp dụng chế độ quản lý phù hợp ... Ngoài ra, qua rà soát các quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế cũng cần điều chỉnh, bổ sung một số mã loại hình cho phù hợp với chính sách thuế như: bổ sung loại hình hàng hóa được thanh toán, nộp thuế bằng vốn ngân sách nhà nước, hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên …
Bảng mã loại hình được ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, có 16 mã loại hình xuất khẩu; 24 mã loại hình nhập khẩu.
Đối với các loại hình xuất khẩu, Quyết định 1357/QĐ-TCHQ quy định gồm 16 mã loại hình, trong đó giữ nguyên 5 mã; sửa đổi 10 mã; bổ sung 1 mã, đồng thời bãi bỏ 1 mã. Đối với các loại hình nhập khẩu, Quyết định 1357/QĐ-TCHQ quy định gồm 24 loại hình, trong đó giữ nguyên 6 mã; sửa đổi 16 mã; bổ sung 2 mã.
1. Đối với loại hình xuất khẩu gồm 16 mã loại hình, trong đó:
Đồng thời, bổ sung một 1 mã: C12
Bảng mã loại hình mới cũng bãi bỏ 1 mã E56: Xuất sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa
2. Đối với loại hình nhập khẩu gồm 24 mã loại hình, trong đó:
Tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ, Tổng cục Hải quan cũng quy định Điều khoản chuyển tiếp nhằm xử lý đối với các trường hợp đã đăng ký tờ khai trước ngày quyết định này có hiệu lực.
Cụ thể đối với các tờ khai hải quan đã đăng ký theo loại hình tương ứng trước ngày Quyết định này có hiệu lực, nếu có thay đổi mục đích sử dụng và đăng ký tờ khai hải quan mới thì sử dụng mã loại hình theo quy định tại Quyết định này kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Đối với các mã loại hình đã được quy định tại Quyết định này nhưng thủ tục hải quan chưa được quy định cụ thể tại các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính thì chưa thực hiện cho đến khi có quy định cụ thể.