Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Không có gì thu hút trẻ nhỏ hơn là những hình ảnh đầy màu sắc và âm thanh sống động. Khi dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em, việc sử dụng các tài liệu trực quan sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Các sách tranh tiếng Anh là công cụ tuyệt vời để bắt đầu. Những cuốn sách như “The Very Hungry Caterpillar” hay “Brown Bear, Brown Bear, What Do You See?” không chỉ giúp trẻ học từ vựng mà còn kích thích trí tưởng tượng của trẻ thông qua hình ảnh minh họa bắt mắt. Ngoài ra, các video học tiếng Anh như trên kênh “Super Simple Songs” hay “Cocomelon” cung cấp nhiều bài hát vui nhộn, giúp trẻ học từ vựng và phát âm một cách tự nhiên.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử sử dụng các ứng dụng học tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em như Lingokids hoặc ABCmouse. Đây là những nền tảng được thiết kế để trẻ học qua các hoạt động tương tác, vừa học vừa chơi, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức mà không hề nhàm chán.
Một cách khác để giúp trẻ phát triển kỹ năng tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em là cho trẻ học qua các tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì chỉ học trong sách vở, bạn có thể khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh khi làm các hoạt động thường ngày như đi mua sắm, đi dạo, hoặc thậm chí khi nấu ăn.
Chẳng hạn, khi đi siêu thị, bạn có thể hỏi con những câu hỏi đơn giản bằng tiếng Anh như “Can you find the oranges?” hay “What color is the apple?”. Những câu hỏi này vừa giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, vừa luyện kỹ năng phản xạ ngôn ngữ. Tại nhà, bạn có thể khuyến khích trẻ miêu tả một ngày của mình bằng tiếng Anh hoặc kể lại các hoạt động mà trẻ đã tham gia. Đây là những cách tự nhiên giúp trẻ tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh.
Để việc dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em diễn ra suôn sẻ, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
Dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và phương pháp đúng đắn từ phụ huynh. Bằng cách áp dụng các phương pháp học tập thú vị và hiệu quả, bạn không chỉ giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh một cách nhanh chóng mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của con. Hãy nhớ rằng, sự đồng hành và khuyến khích của ba mẹ là chìa khóa giúp trẻ tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Giao tiếp tiếng Trung lưu loát không phải điều dễ dàng nếu như bạn chưa tìm được cho mình phương pháp học hiệu quả. Học tiếng Trung phải có phương pháp học, không phải cứ nắm vững ngữ pháp là có thể giao tiếp giỏi. Hiểu được thắc mắc của các bạn, hôm nay trung tâm tiếng Trung Thượng Hải đã tổng hợp 5 phương pháp giao tiếp tiếng Trung lưu loát. Hi vọng sẽ có ích cho các bạn!
Kỹ năng nghe có vai trò quan trọng đối với giao tiếp. Khi bạn nghe nhiều, não sẽ hình thành phản xạ dịch hiểu, như vậy đối phương vừa nói xong, thì bạn sẽ lập tức trả lời mà không cần suy nghĩ quá lâu. Vậy nghe như thế nào thì có hiệu quả cao?
Trước hết cần chú trọng kỹ năng nghe ngay từ khi bắt đầu học. Phải chọn các tài liệu nghe phù hợp với trình độ hiện tại của mình để không bị sốc, bị nản ngay từ lúc mới học. Mỗi ngày bạn nên dành ra tối thiểu 10 phút nghe đều đặn để giúp cảm âm tốt hơn.
Có 2 kiểu nghe: thụ động và chủ động. Kiểu nghe nào cũng tốt cả, chỉ là chúng ta cần duy trì đều đặn, mỗi ngày 10 phút.
Nghe thụ động: Chắc ít người biết đến thuật ngữ này, và càng ít người biết đến công dụng của nó. Việc nghe thụ động giúp ngôn ngữ đi vào não bộ và trí nhớ của bạn một cách tự nhiên. Đây là phương pháp phù hợp áp dụng cho mọi lứa tuổi và tuân theo quy luật rất tự nhiên của quá trình phát triển ngôn ngữ. Cũng giống như trẻ em từ lúc sinh ra và trong 3 năm đầu đời chúng đều nghe thụ động – tức là nghe trong vô thức, không cần tập trung. Một đứa trẻ 3 tuổi ở bất kỳ quốc gia nào, nếu phát triển bình thường, đều có thể nói được ngôn ngữ ở quốc gia đó. Là vì đứa trẻ đã được nghe những người xung quanh nói chuyện và ghi nhận vào bộ não việc ngôn ngữ ấy được sử dụng như thế nào và trong hoàn cảnh nào. Vậy người học ngoại ngữ nói chung, và học tiếng Trung nói riêng cũng nên chú trọng kỹ năng nghe thụ động này.
Nghe chủ động: Đây là kiểu nghe chúng ta hay dùng. Tức là mở sách nghe vừa nghe vừa làm bài tập, hay bật phim/ chương trình truyền hình tập trung nghe để hiểu.
Tài liệu nghe rất phong phú. Các bạn có thể luân phiên nghe để không cảm thấy nhàm chán.
+ Giáo trình: Hán ngữ 6 quyển, Boya, Phát triển tiếng Hán, 301 câu đàm thoại,…
+ Các app luyện nghe, luyện đọc hiểu có kèm file nghe, như: 荔枝, Learn Chinese, Manga Mandarin, Du Chinese, 企鹅FM, 猫耳FM
+ Các kênh radio chuyên dành cho luyện nghe: app 酷我音乐HD phần 有声专区 có cả ngàn file radio với nhiều đề khác nhau.
+ Gameshow, ca nhạc, bộ phim yêu thích,..
Hãy chọn cho mình trình độ phù hợp và kênh nghe yêu thích trước khi bắt đầu luyện tập
• Nghe thụ động: Chúng ta có thể tải 1 file nghe của giáo trình, chọn 1 bộ phim/ 1 chương trình truyền hình yêu thích về điện thoại/ máy tính bảng/ laptop … và bật trong khi chúng ta làm việc/ học tập, nấu cơm, rửa bát, đánh răng, tắm, đi xe bus…
Thời gian nghe thụ động tốt nhất là sáng sớm khi vừa thức dậy, và tối trước khi đi ngủ nhé.
Cứ mở cho file nghe chạy và làm các việc khác thôi, không cần thêm gì cả. Rất đơn giản nhưng nó cực kỳ hiệu quả cho việc tăng khả năng nghe hiểu và luyện cảm âm. Đây là cách mưa dầm thấm lâu.
Để duy trì việc nghe chủ động thường xuyên và lâu dài, chúng ta cần làm cho nó trở nên thú vị.
1. Lên mục tiêu mỗi ngày nghe ít nhất 10 phút
2. Những bạn nào sử dụng điện thoại smart phone hãy lưu trữ những định dạng mp3 và video để nghe hàng ngày
Bước 2: Thử tập luyện kiên trì theo phương pháp sau
1. Với những mp3, video dài 20 phút trở lên hãy chia ra thành mỗi đoạn 5 phút và luyện nghe trong 5 phút/ 1 lần thôi các bạn nhé
2. Nội dung từ 3-5 phút là hợp lý để hiểu được nội dung nói gì
3. Không nghe tù tì 10 phút trở lên sẽ rất mệt và mất tập trung
4. Mỗi hiệp 5 phút như vậy, nghỉ não 5 phút để nghe nhạc thư giãn hay làm gì bạn thích
5. Bạn nào có khả năng tập trung cao thì tăng thời gian 1 hiệp lên 10 phút nhé
6. Nghe đến khi nào cả đoạn file đó, video đó bạn nghe lại mà hiểu được rất nhanh các ý hay bật đoạn nào bất kỳ cũng hiểu được, lúc đó bạn sẽ thành công
7. Nhái lại theo giọng của người nói để tăng thêm cảm xúc và luyện ngữ điệu luôn.
Nếu trong môi trường không có người luyện tập cùng, bạn nên đọc sách, báo nhưng là đọc to để luyện âm. Nếu lâu ngày bạn không đọc, khi nói lưỡi sẽ phản ứng chậm và nói nhịu là điều không tránh khỏi
Sử dụng app 配音秀 (Peiyinxiu app) để luyện nói: Ngoài lồng tiếng radio còn có thể lập phòng nói chuyện với người Trung Quốc để luyện phát âm và khẩu ngữ. Nội dung rất đa dạng, từ dễ đến khó dành cho nhiều trình độ.
Thường xuyên giao tiếp với người Trung Quốc. Chúng ta có thể lên Wechat kết bạn làm quen để được nói chuyện với người Trung. Ngoài ra, bạn có thêm tham gia các câu lạc bộ học tiếng Trung để giao lưu trực tiếp với du học sinh Trung Quốc nhé.
Bạn nên giao lưu với người Trung Quốc, tiếp xúc với họ nhiều sẽ giúp bạn tăng khả năng phản xạ. Nếu trong quá trình giao tiếp gặp vẫn đề khó hiểu bạn nên hỏi ngay, giấu dốt là điều đại kị trong học tập. Hơn nữa bạn cũng nên biết chọn bạn Trung để giao tiếp, tránh trường hợp họ nói tiếng địa phương sẽ làm hỏng khẩu âm của bạn.
Chăm đọc sách không chỉ giúp phong phú vốn từ mà còn giúp ích cho bạn trong quá trình giao tiếp. Ví dụ khi bạn đọc cuốn sách về các triều đại lịch sử Trung Quốc, lúc nói chuyện với bạn Trung Quốc, bạn có thể tự tin nói chuyện về vấn đề này mà không hề ấp úng. Khi đọc sách bạn nên nghiền ngẫm nội dung, học thuộc theo kiểu hiểu chứ không phải học một cách máy móc.