- Chủ tịch Apec Group là Ông Nguyễn Đỗ Lăng( Lăng Apec) – nhà sáng lập và chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương ( gọi tắt là Apec Group ). Ông đồng thời cũng đang là thành viên HĐQT của Công ty cổ phần đầu tư IDJ Việt Nam.
- Chủ tịch Apec Group là Ông Nguyễn Đỗ Lăng( Lăng Apec) – nhà sáng lập và chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương ( gọi tắt là Apec Group ). Ông đồng thời cũng đang là thành viên HĐQT của Công ty cổ phần đầu tư IDJ Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4089/QĐ-BQP năm 2023 quy định thủ tục đăng ký nghĩa vụ uân sự lần đầu mới nhất năm 2023 như sau:
Bước 1: Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp: cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân.
Bước 2: Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Theo như quy định trên, đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm:
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đủ 18 tuổi trở lên.
Ai được đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2024? Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự năm 2024 là bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Theo đó, thẩm quyền gọi công nhân nhập ngũ được thực hiện theo quy định trên.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
I. Tình hình đăng ký doanh nghiệp 8 tháng đầu năm 2024
Số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm 2024 là 110.764 doanh nghiệp, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2024 là 2.014.006 tỷ đồng (giảm 5,06% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 994.686 tỷ đồng (tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2023). Có 30.289 doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn trong 8 tháng đầu năm 2024 (giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2023), số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động đạt 1.019.320 tỷ đồng (giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2023). Vốn đăng ký thành lập bình quân trên một doanh nghiệp trong 8 tháng năm 2024 đạt gần 09 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Có 08/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có: Vận tải kho bãi (tăng 15,48%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 12,08%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 10,62%); Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (tăng 10,19%); Thông tin và truyền thông (tăng 7,66%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 5,66%); Kinh doanh bất động sản (tăng 2,24%); Hoạt động dịch vụ khác (tăng 2,12%).
Các ngành còn lại có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Khai khoáng (giảm 13,59%); Dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 10,03%); Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (giảm 9,45%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (giảm 8,17%); Giáo dục và đào tạo (giảm 4,32%); Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (giảm 3,88%); Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (giảm 3,71%); Xây dựng (giảm 3,22%); Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (giảm 2,75%).
Doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 - 10 tỷ đồng) với 102.575 doanh nghiệp (chiếm 92,6%, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023), chủ yếu thuộc nhóm ngành Dịch vụ với 83.980 doanh nghiệp, chiếm 75,82% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 5,53% so với cùng kỳ năm 2023. Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng có 25.694 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 23,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 1,39% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 1.090 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 0,98% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, giảm 3,17% so với cùng kỳ năm 2023.
Có 5/6 khu vực trên cả nước có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023: Đồng bằng Sông Cửu Long (8.226 doanh nghiệp, tăng 8,29%); Trung du và miền núi phía Bắc (5.766 doanh nghiệp, tăng 8,16%); Đông Nam Bộ (47.570 doanh nghiệp, tăng 7,12%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (12.580 doanh nghiệp, tăng 1,26%); Đồng bằng Sông Hồng (33.892 doanh nghiệp, tăng 1,09%). Khu vực còn lại có số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2023: Tây Nguyên (2.730 doanh nghiệp, giảm 1,3%).
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm 2024 là 672.439 lao động, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.
2. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 8 tháng năm 2024 là 57.312 doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp quay lại hoạt động phân theo ngành nghề kinh doanh chính 8 tháng năm 2024 là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 22.522 doanh nghiệp; Xây dựng với 7.495 doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo với 6.555 doanh nghiệp; Khai khoáng với 4.220 doanh nghiệp; Vận tải kho bãi với 2.844 doanh nghiệp; Dịch vụ lưu trú và ăn uống với 2.822 doanh nghiệp; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác với 2.782 doanh nghiệp; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác với 2.429 doanh nghiệp; Giáo dục và đào tạo với 1.284 doanh nghiệp; Thông tin và truyền thông với 1.277 doanh nghiệp; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí với 771 doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 456 doanh nghiệp; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas với 444 doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản với 386 doanh nghiệp; Hoạt động dịch vụ khác với 374 doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản với 370 doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội với 281 doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp quay lại hoạt động phân theo khu vực 8 tháng năm 2024 là: Đông Nam Bộ với 23.655 doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng với 18.514 doanh nghiệp; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 7.321 doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long với 3.585 doanh nghiệp; Trung du và miền núi phía Bắc với 2.861 doanh nghiệp; Tây Nguyên với 1.376 doanh nghiệp.
3. Tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Trong 8 tháng năm 2024 có 135.267 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 61,2%), cụ thể:
- Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 82.826 doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 8 tháng năm 2024 có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 35.399 doanh nghiệp (chiếm 42,7%); tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 74.140 doanh nghiệp (chiếm 89,5%).
- Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 38.680 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng với 34.546 doanh nghiệp (chiếm 89,3%).
- Số doanh nghiệp giải thể là 13.761 doanh nghiệp, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 15/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2023. Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 8 tháng năm 2024 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) với 9.278 doanh nghiệp (chiếm 67,4%) và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng với 12.092 doanh nghiệp (chiếm 87,9%, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2023).
II. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8 năm 2024
1. Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường
Tháng 8/2024 có 13.393 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 124.639 tỷ đồng, giảm 12,8% về số doanh nghiệp và giảm 16,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 8/2024, chỉ có duy nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng so với cùng kỳ năm 2023 với 1.104 doanh nghiệp, tăng 2,79%. Các vùng còn lại đều ghi nhận số doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm so với cùng kỳ năm 2023: Tây Nguyên (299 doanh nghiệp, giảm 21,73%); Đông Nam Bộ (5.972 doanh nghiệp, giảm 15,71%); Đồng bằng Sông Hồng (3.895 doanh nghiệp, giảm 13,56%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (1.405 doanh nghiệp, giảm 9,06%); Trung du và miền núi phía Bắc (718 doanh nghiệp, giảm 6,63%).
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8/2024 là 71.793 người, giảm 22,64% so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 8/2024 ghi nhận có 8.487 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước, cụ thể:
Số doanh nghiệp quay lại hoạt động phân theo ngành nghề kinh doanh chính tháng 8/2024 là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy với 3.316 doanh nghiệp; Xây dựng với 1.107 doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo với 958 doanh nghiệp; Khai khoáng với 613 doanh nghiệp; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác với 442 doanh nghiệp; Dịch vụ lưu trú và ăn uống với 400 doanh nghiệp; Vận tải kho bãi với 395 doanh nghiệp; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác với 395 doanh nghiệp; Giáo dục và đào tạo với 220 doanh nghiệp; Thông tin và truyền thông với 199 doanh nghiệp; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí với 94 doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 79 doanh nghiệp; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas với 66 doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội với 55 doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản với 52 doanh nghiệp; Hoạt động dịch vụ khác với 50 doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản với 46 doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp quay lại hoạt động phân theo khu vực tháng 8/2024 là: Đông Nam Bộ với 3.638 doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Hồng với 2.781 doanh nghiệp; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 903 doanh nghiệp; Đồng bằng Sông Cửu Long với 586 doanh nghiệp; Trung du và miền núi phía Bắc với 392 doanh nghiệp; Tây Nguyên với 187 doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Trong tháng 8/2024, cả nước có 12.421 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó có:
- 5.334 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh;
- 5.160 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể;
- 1.927 doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại, tăng 26,03% so với cùng kỳ năm 2023.