– Có kiến thức, hiểu biết về các kỹ thuật: Activex X, C#, Visual Basic, Java, DB2, các sản phẩm dữ liệu Orracle,….– Có kiến thức về các phần mềm đồ họa: Photoshop, Corel Draw, Flash,… hiểu rõ Internet và kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị Web,…– Nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực Kỹ thuật máy tính, đặc biệt là thiết kế vi mạch
– Có kiến thức, hiểu biết về các kỹ thuật: Activex X, C#, Visual Basic, Java, DB2, các sản phẩm dữ liệu Orracle,….– Có kiến thức về các phần mềm đồ họa: Photoshop, Corel Draw, Flash,… hiểu rõ Internet và kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị Web,…– Nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực Kỹ thuật máy tính, đặc biệt là thiết kế vi mạch
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đến nay, trường có 2 cơ sở tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo chuyên ngành kỹ sư công nghệ thông tin hệ 4,5 năm. Học viện Bưu chính Viễn thông mong muốn đến năm 2030 sẽ trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo, nghiên cứu, hội nhập quốc tế của Việt Nam và thuộc top 20 trường đại học có chất lượng cao về giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học vào năm 2030.
Ngôi trường công nghệ thông tin phía Bắc này có bề dày hình thành và phát triển, xây dựng nguồn nhân lực ưu tú, bền vững đáp ứng số lượng và chất lượng đào tạo. Tất cả các giảng viên đại học trong trường đều có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp và kỹ năng trong giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Khoa CNTT của trường đào tạo 6 chuyên ngành chính:
Trường ĐH Giao thông Vận tải mang trong mình xứ mệnh đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo xu hướng quốc tế hoá và hội nhập nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giao thông vận tải nước nhà.
Chương trình đào tạo ngành CNTT của trường được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng khung chương trình của Bộ GD&ĐT kết hợp cùng chương trình giảng dạy của các nước có nền giáo dục tiên tiến.
Với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm (1 PGS, 15 tiến sĩ và hơn 14 thạc sĩ, trong đó có 5 giảng viên đang là nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước), Khoa CNTT của trường đã đào tạo ra được những kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và kỹ năng cao trong việc phân tích, lập trình, thiết kế phần mềm.
Khoa CNTT của trường ĐH Giao thông vận tải được trang bị 2 phòng thí nghiệm với gần 80 máy tính cấu hình cao, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, thực hành và nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên.
Chương trình đào tạo ngành CNTT của trường đi vào 4 lĩnh vực chuyên sâu sau:
Đại học RMIT cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong đào tạo CNTT. Với hơn 10 năm đào tạo ngành CNTT tại TP.HCM, hiện nay trường đã bắt đầu phát triển và tuyển sinh cho ngành này ở cơ sở Hà Nội. Chương trình cử nhân CNTT tại trường ĐH RMIT được chứng nhận bởi hiệp hội máy tính Úc (ACS).
Chương trình học chuyên ngành CNTT của trường đề cao sự phân tích, thiết kế, phát triển phần mềm. Bên cạnh đó còn tập trung vào kiểm định hệ thống và áp dụng kỹ năng để tạo ra những dự án CNTT quy mô và chất lượng.
Với đội ngũ giảng viên trong và ngoài nước với chuyên môn cao, sinh viên theo học tại RMIT sẽ được tiếp cận với một chương trình đào tạo năng động, thực tế thông qua các dự án, hội thảo, làm việc nhóm cùng những cơ hội thực chiến tại các doanh nghiệp lớn trong ngành.
Được thành lập năm 1999 trên cơ sở Khoa Công nghệ Thông tin của Viện Công nghệ Hà Nội. Khởi đầu chỉ với 7 giáo viên và hơn 20 máy vi tính, sau 20 năm xây dựng và phát triển, Khoa CNTT Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã trở thành một trong những ngành đào tạo mũi nhọn và trọng điểm của trường. Đây được coi là đơn vị đào tạo nhân lực công nghệ thông tin xã hội uy tín với quy mô đào tạo gần 4.000 người.
Trong những năm qua, hàng nghìn sinh viên của trường đã tốt nghiệp và có nắm giữ những vị trí quan trọng về CNTT trong các tập đoàn lớn. Trường đã và đang mang đến cho đất nước nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao và ổn định trong khối ngành khoa học và CNTT.
Trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN được thành lập ngày 25/05/2004 trên cơ sở phát triển khoa Công nghệ và trung tâm hợp tác Đào tạo và bồi dưỡng Cơ học thuộc ĐH Quốc gia HN. Sau gần 20 năm thành lập và phát triển, trường đã và đang khằng định vị thế của mình là một trong những trường đào tạo, nghiên cứu về CN-KT hàng đầu nước ta.
Công nghệ thông tin cũng là ngành yêu cầu mức điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN. Năm vừa rồi, Ngành học này có mức điểm đầu vào là 28,75. Ngoài ra, ngành Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản cũng lấy mức điểm chuẩn đầu vào là 28,75.
Nhóm ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao của trường bao gồm các ngành:
Mức điểm chuẩn chung của nhóm ngành này là 27,9.
Chương trình đào tạo khoa CNTT sẽ trau dồi cho sinh viên các kiến thức từ cơ bản cho đến chuyên sâu về CNTT, bên cạnh đó còn định hướng một số vấn đề liên quan đến kiến thức chung về CNTT.
Đại học FPT là một trường Đại học tư thục được đầu tư 100% bởi tập đoàn FPT. Sau 15 năm hoạt động và phát triển, trường ĐH FPT đã và đang củng cố được vị thế của mình là trường có chất lượng đào tạo hàng đầu Việt Nam. Sứ mệnh của trường là đào tạo cho đất nước nguồn nhân lực chất lượng cao với chuyên môn và kỹ thuật thành thạo trong ngành CNTT.
Do được đầu tư và rót vốn bởi Tập đoàn FPT, đầu ra của trường đem đến rất nhiều cơ hội cho sinh viên được học tập và làm việc trong tập đoàn lớn nhất nhì Việt Nam này.
Học viện Kỹ thuật Mật mã là đơn vị đào tạo trực thuộc Ban Cơ yếu chính phủ của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trường có 2 cơ sở ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, chuyên ngành đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin hệ 5 năm. Hiện nay, trường có cả 3 bậc đào tạo là Đại học, Sau đau đại học và Nghiên cứu KH – KT mật mã của ngành Cơ yếu của Việt Nam.
Chương trình đào tạo của Học viện dựa vào 2 ngành trụ cột chính:
Khi theo học tại Học viện Kỹ thuật mật mã, sinh viên sẽ được giảng dạy đồng thời đảm nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học – kỹ thuật chuyên ngành CNTT. Cơ sở vật chất của trường được trang bị tiên tiến, đầy đủ để phục vụ cho ngu cầu nghiên cứu và học tập của sinh viên. Chương trình học cũng thường xuyên được đổi mới và tối ưu để phù hợp với sự phát triển của CNTT.
Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) của Học viện Kỹ thuật quân sự là một chuyên ngành có bề dày lịch sử của trường. Kể từ khi thành lập đến nay, khoa CNTT Học viện Kỹ thuật Quân sự luôn là một trong những địa chỉ đào tạo chuyên ngành CNTT uy tín dành cho các bạn muốn theo học ngành này.
Khoa CNTT của học viện hiện nay thực hiện những nhiệm vụ chiến lược như:
Giảng dạy các bộ môn thuộc lĩnh vực Toán học và Tin học cho sinh viên các ngành của học viện.
– Đào tạo bậc Đại học các ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và CNTT bao gồm:
– Đào tạo sau đại học (Cao học) các ngành:
– Đào tạo nghiên cứu sinh cho các ngành Cơ sở toán học cho tin học và Toán ứng dụng.
Tính đến nay, Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông – ĐH Bách khoa Hà Nội đang là một trong 7 đơn vị CNTT trọng điểm của nước ta. Viện được thành lập vào tháng 3/1995, đến nay đã qua gần 20 năm phấn đấu, trưởng thành và phát triển. Với nền tảng đào tạo chuẩn mực được cấu thành từ các yếu tố: Đội ngũ cán bộ giảng viên chất lượng cao, hiệu quả nghiên cứu khoa học – Chuyển giao công nghệ, cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ, Viện đã đào tạo thành công hàng vạn kỹ sư và chuyên gia CNTT cho đất nước.
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông cung cấp Chương trình đào tạo với 3 ngành chính:
Ngành khoa học máy tính (IT1) thuộc nhóm ngành CNTT luôn là một trong những ngành học có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Bách khoa HN. Năm 2021, điểm chuẩn của IT1 là 28,43 điểm, cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất vào trường ĐH Bách khoa trong năm.