Các Chính Sách Của Nhà Nước Về Dự Trữ Quốc Gia

Các Chính Sách Của Nhà Nước Về Dự Trữ Quốc Gia

Trả lời: Về chính sách việc làm thì Nhà nước ta đã có những quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Việc làm. Cụ thể như sau:

Trả lời: Về chính sách việc làm thì Nhà nước ta đã có những quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Việc làm. Cụ thể như sau:

Chính sách và các hình thức của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Ngày 13/11/2020 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

1. Chính sách vĩ mô của Nhà nước về phát triển văn hóa

Chính sách vĩ mô của Nhà nước về văn hóa được ghi trong Hiến pháp năm 2013, như sau:

- Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa, phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.

- Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa; nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục.

- Văn học, nghệ thuật góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của người Việt Nam. Nhà nước đầu tư phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật; tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn học, nghệ thuật. Nhà nước phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn hóa, nghệ thuật; khuyến khích hoạt động nghệ thuật văn hóa, nghệ thuật quần chúng.

- Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa dân tộc; chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng của di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hóa, công trình nghệ thuật, danh lam, thắng cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến các di tích lịch sử, cách mạng, công trình nghệ thuật, danh lam, thắng cảnh.

Điều 60 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định:

- Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.

2. Các chính sách cụ thể của Nhà nước về phát triển văn hóa

Chính sách của Nhà nước về văn hóa thể hiện trong các luật và các chương trình mục tiêu, chiến lược phát triển văn hóa.

- Các luật và pháp lệnh về văn hóa, như:

- Các chương trình mục tiêu và cuộc vận động như:

- Chương trình mục tiêu bảo tồn và tôn tạo di tích danh thắng.

+ Chương trình mục tiêu chấn hưng điện ảnh.

+ Chương trình mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

+ Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

+ Một số chương trình liên quan khác như: Chương trình 135; Chương trình xóa đói giảm nghèo; Chương trình xây dựng nông thôn mới...

Để giúp cán bộ, công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã thực thi chính sách của Nhà nước có hiệu quả trên địa bàn, xin được nêu mấy điểm khái quát sau:

- Tính nhất quán giữa chính sách của Nhà nước và quan điểm của Đảng thể hiện ở mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa là: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tính nhất quán ấy còn thể hiện ở đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về văn hóa đều nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc là: Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không ngừng phát triển văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.

- Mọi chính sách của Nhà nước về văn hóa đều được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tiễn khách quan ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mở cửa, hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời có chú ý yếu tố phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, yếu tố đa dân tộc, đa văn hóa... Bởi vậy, chính sách của Nhà nước về văn hóa có tính đồng bộ và tính pháp lý cao.

- Đối với công chức làm công tác văn hóa - xã hội ở cấp xã cần đặc biệt chú ý tính đồng bộ và tính pháp lý của chính sách của Nhà nước về văn hóa, không được vượt thẩm quyền trong thực thi chính sách, tùy tiện vận dụng làm sai lệch chính sách của Nhà nước về văn hóa. Làm như vậy không những không đảm bảo tính pháp lý của các chính sách về văn hóa, mà còn ảnh hưởng xấu đến việc thực thi các chính sách khác của Nhà nước trên địa bàn.

Nguồn: Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn hóa-xã hội ở xã, phường, thị trấn, TS. Vũ Đăng Minh- ThS. Nguyễn Thế Vịnh, NXB CTQG - ST, Hà Nội, 2016.

1. Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội thông báo

Bắt đầu từ 1/12/2020, Đài Loan thực hiện chuyên án phòng chống dịch bệnh thu đông, tất cả khách nhập cảnh Đài Loan đều phải nộp kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính với Covid 19 trong vòng 03 ngày trước khi lên máy bay trừ 03 trường hợp sau đây sẽ không bị xử phạt, khi làm thủ tục với hàng không phải tuân thủ sự sắp xếp của hãng hàng không, ngồi tại khu vực chỉ định trên máy bay, khi nhập cảnh phải tự trả chi phí xét nghiệm; (biện pháp này không áp dụng cho hành khách quá cảnh tại Đài Loan):

(1) Trường hợp khẩn cấp: về nước chịu tang, thăm người thân bị bệnh nặng cần điều trị y tế khẩn cấp có quan hệ huyết thống trong phạm vi hai đời. Khách cần có giấy cam kết, xuất trình giấy tờ chứng minh như: Giấy chứng tử, giấy báo bệnh hiểm nghèo khó qua khỏi, giấy tờ chẩn đoán của bệnh viện…

(2) Trường hợp khách đến từ quốc gia không thể làm xét nghiệm tự trả phí như các nước thuộc châu Đại Dương bao gồm đảo quốc Tuvalu, Niue, Fiji, Vương quốc Tonga;

(3)Trường hợp được Trung tâm phòng chống dịch bệnh Trung ương phê duyệt: người phải đi công tác ngắn hạn, đồng thời có thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ở nước ngoài.

Nếu khách không xuất trình được kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính với Covid 19 trong vòng 03 ngày trước khi lên máy bay và không đáp ứng được các điều kiện nói trên mà vẫn tự ý quay về Đài Loan thì ngoài việc phải tuân thủ sự sắp xếp của hãng hàng không, ngồi tại khu vực chỉ định trên máy bay, khi nhập cảnh phải tự trả chi phí xét nghiệm và không được xin bồi thường phòng chống dịch bệnh, còn bị xử phạt 10000 – 15000 Đài tệ theo quy định tại ác Điều 58 và 69 “Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm”.

2. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông báo:

Ngày 26/12/2020, Chính phủ Nhật Bản công bố việc áp dụng biện pháp mới tăng cường quản lý người nhập cảnh vào Nhật Bản tại sân bay, cửa khẩu. Nội dung chính các biện pháp mới này như sau:

I. Tạm dừng nhập cảnh vào Nhật Bản đối với người xin cấp thị thực mới, đồng thời tạm dừng áp dụng biện pháp đặc biệt đối với người đi công tác ngắn ngày khi trở về Nhật Bản hoặc tái nhập cảnh vào Nhật Bản.

(1) Theo quyết định của Ban chỉ đạo chính sách phòng chống dịch Covid 19 Nhật Bản, từ ngày 01/10/2020, Chính phủ Nhật Bản đã và đang áp dụng cơ chế về nguyên tắc cho phép người xin cấp thị thực mới đến từ tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới được nhập cảnh vào Nhật Bản với điều kiện đối tượng nhập cảnh này có doanh nghiệp, đoàn thể tiếp nhận tại Nhật Bản có thể cam kết đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch Covid 19 theo quy định của Chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản sẽ không cho phép người xin cấp thị thực mới từ tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới được nhập cảnh Nhật Bản theo cơ chế nêu trên bắt đầu từ 0h00 sáng ngày 28/12/2020 đến hết tháng 1 năm 2021 (theo giờ Nhật Bản).

(2) Từ ngày 01/11/2020, Chính phủ Nhật Bản đã và đang áp dụng cơ chế cho phép nới lỏng biện pháp tự cách ly tại nơi lưu trú trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Nhật Bản đối với công dân Nhật Bản và người nước ngoài có tư cách lưu trú tại Nhật Bản đang sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản đi công tác nước ngoài ngắn ngày từ tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới khi trở về Nhật Bản hoặc tái nhập cảnh vào Nhật Bản với điều kiện đối tượng nhập cảnh này có doanh nghiệp, đoàn thể tiếp nhận tại Nhật Bản có thể cam kết đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch Covid 19 theo quy định của Chính phủ Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản sẽ tạm dừng cơ chế nới lỏng biện pháp tự cách ly tại nơi lưu trú nêu trên bắt đầu từ ngày 28/12/2020 đến hết tháng 1 năm 2021.

(3) Một số quốc gia, khu vực trên thế giới bao gồm Việt Nam đã và đang thiết lập cơ chế nối lại đi lại giữa hai nước với Nhật Bản (cơ chế Business Track hoặc Residence Track) sẽ không thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp nêu trên.

II. Biện pháp tăng cường kiểm dịch khi nhập cảnh vào Nhật Bản

Đối với tất cả các công dân Nhật Bản về nước và người nhập cảnh vào Nhật Bản từ các quốc gia, khu vực có ghi nhận ca nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 trong nước do cơ quan Chính phủ của quốc gia, khu vực đó thông báo (*) bắt đầu từ ngày 28/12/2020 đến hết tháng 1 năm 2021, Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các trường hợp này nộp Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72h trước khi xuất cảnh từ nước sở tại, đồng thời tiến hành xét nghiệm này tại sân bay Nhật Bản khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Trường hợp không thể nộp Giấy chứng nhận này, người nhập cảnh cần tự cách ly tại địa điểm lưu trú do cơ quan kiểm dịch Nhật Bản sắp xếp chuẩn bị, dựa trên chỉ đạo của Trưởng cơ quan kiểm dịch Nhật Bản trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Nhật Bản.

Biện pháp tăng cường kiểm dịch mới nêu trên sẽ không được áp dụng đối với công dân Nhật Bản về nước và người nhập cảnh vào Nhật Bản theo cơ chế Business Track và cơ chế Residence Track.

(*1) Các quốc gia và khu vực trên thế giới thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này đến thời điểm ngày 26/12/2020 bao gồm: Anh, Cộng hòa Nam Phi, Ý, Iceland, Ireland, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ , Úc, Israel.

Chính phủ Nhật Bản sẽ chỉ định và thông báo cụ thể sau khi Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản sẽ tiếp tục xác nhận và cập nhật thông tin về các quốc gia và khu vực thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này.

(**2) Công dân Nhật Bản về nước và người nhập cảnh vào Nhật Bản có lịch sử đi lại đến các quốc gia, khu vực nêu trên (*1) trong vòng 14 ngày trước ngày xin nhập cảnh vào Nhật Bản cũng thuộc đối tượng áp dụng biện pháp trên.

III. Những thay đổi trong thủ tục xin và xét duyệt thị thực nhập cảnh vào Nhật Bản đối với người đến từ Việt Nam:

(1) Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam sẽ tạm dừng tiếp nhận hồ sơ xin thị thực lưu trú dài hạn tại Nhật Bản thuộc tư cách lưu trú “Du học”, “ Đoàn tụ gia đình” v.v… bắt đầu từ ngày 28/12/2020 đến hết tháng 1/2021. Những trường hợp đã được Đại sứ quán Nhật Bản xét duyệt và có thị thực thuộc diện “Du học”, “ Đoàn tụ gia đình” v.v…về nguyên tắc vẫn được phép nhập cảnh vào Nhật Bản.

(2) Đại sứ quán Nhật Bản vẫn tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực mới đối với các trường hợp nhập cảnh mới hoặc tái nhập cảnh vào Nhật Bản thông qua cơ chế Residence Track và cơ chế Business đã được Lãnh đạo hai nước nhất trí thực hiện.

(3) Đại sứ quán Nhật Bản vẫn tiếp tục nhận hồ sơ và xét duyệt cấp thị thực nhập cảnh vào Nhật Bản cho những trường hợp thuộc đối tượng cần thiết cho hoạt động kinh doanh, thương mại giữa hai nước, đồng thời đã và đang được Đại sứ quán Nhật Bản tiến hành tiếp nhận hồ sơ xin cấp thị thực từ ngày 29/07/2020 như: “Mục đích thương mại ngắn hạn”, “Kinh doanh/Quản lý”, “Thuyên chuyển công tác nội bộ”, “Kỹ sư/Trí thức/Nghiệp vụ quốc tế”, “Điều dưỡng”, “Thực tập kỹ năng”, “Kỹ năng đặc định”, “Lao động có trình độ cao”, “Hoạt động đặc định” (Khởi nghiệp), “Hoạt động đặc định” (Hộ lý, Điều dưỡng theo chương trình EPA; Ứng viên hộ lý, Ứng viên điều dưỡng theo chương trình EPA).

(4) Thị thực đã được Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cấp trước ngày 27/03/2020 sẽ tiếp tục tạm dừng hiệu lực.

3. Chính sách xuất nhập cảnh của Hàn Quốc đối với công dân Việt Nam

Ngày 5/1/2021, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội gửi công hàm thông báo về việc từ ngày 08/01/2021, công dân Việt Nam nhập cảnh Hàn Quốc cần có Giấy chứng nhận âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR được cấp trong vòng 72 tiếng trước khi xuất phát (khi đăng ký cấp giấy chứng nhận miễn cách ly tại Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam thì không cần xuất trình Giấy chứng nhận âm tính với vi-rút SARS-CoV-2), xuất trình Giấy chứng nhận để kiểm tra trước khi lên máy bay tại nước xuất cảnh và nộp Giấy chứng nhận này cho cơ quan kiểm dịch tại sân bay đến.

Giấy chứng nhận âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 phải là bản gốc viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn Quốc, trường hợp viết bằng tiếng Việt, cần nộp kèm bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn Quốc được chứng nhận.

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tạm ngừng cấp Giấy chứng nhận cho người nhập cảnh vào Hàn Quốc từ các quốc gia có các trường hợp mắc biến thể mới của vi-rút SARS-CoV-2 trong vòng 3 tuần từ ngày 05/01 đến 25/01/2021.